Fraud Blocker

Hệ thống cung cấp điện trên ô tô và chức năng của chúng

Tác giả: Content Toyota okayama Ngày đăng: 08/06/2022

 

Hệ thống cung cấp điện trên ô tô là một bộ phận chiếm trọng lượng rất nhẹ nhưng cực kỳ quan trọng đối với mỗi chiếc xe. Hãy cùng Toyota Đà Nẵng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Các hệ thống cung cấp điện trên ô tô:

Hệ thống điện trên xe ô tô gồm 5 bộ phận chủ yếu là: ắc quy, máy khởi động, máy phát điện, dây điện, rơ-le và cầu chì. Mỗi bộ phận có vai trò cụ thể khác nhau và có các nguyên tắc khác nhau để đảm bảo hoạt động trơn tru, hiệu quả. 

Các hệ thống cung cấp điện trên ô tô

Ắc quy cung cấp nguồn điện cho hệ thống điện ô tô

Ắc quy có chức năng lưu trữ nguồn điện cho xe vận hành. Nó giữ vai trò cung cấp lại nguồn năng lượng cho phép xe khởi động khi máy phát điện chưa hoạt động hoặc vòng tua máy chưa đạt đến tốc độ quy định. Đồng thời ắc quy còn giúp duy trì hoạt động của các thiết bị phụ tải.

Ắc quy cung cấp nguồn điện cho hệ thống điện ô tô

Bên cạnh đó, ắc quy cũng có vai trò cung cấp điện năng trong trường hợp phụ tải sử dụng dòng vượt quá dòng định mức của máy phát.

Hiện nay, 2 loại ắc quy phổ biến trên thị trường là ắc quy nước và ắc quy khô. Khác với ắc quy khô, ắc quy nước có nhược điểm là phải châm thêm axit sau một thời gian sử dụng (vì axit bị bốc hơi). 

Máy đề ( máy khởi động) trên xe ô tô

Máy đề còn có tên gọi là máy khởi động. Chức năng của máy đề là thông qua vành bánh răng làm quay trục khuỷu động cơ để khởi động động cơ.

Là một motor điện một chiều, khi quay chìa khóa, máy đề nhận dòng điện của ắc quy thông qua công tắc khoá điện(ignition switch). Trục khuỷu phải quay đạt đến một tốc độ tối thiểu để động cơ có thể tự nổ giúp động cơ khởi động được. 

 Tốc độ quay tối thiểu để khởi động động cơ sẽ khác nhau tùy theo cấu trúc động cơ và tình trạng hoạt động. Thông thường tốc độ của động cơ xăng là 40 – 60 vòng/phút và động cơ diesel tốc độ rơi vào khoảng 80 – 100 vòng/phút.

Có 3 loại máy để (máy khởi động) chính là máy khởi động giảm tốc, máy khởi động đồng trục và máy khởi động loại bánh răng hành tinh. 

Máy phát điện của xe ô tô

Máy phát điện của xe ô tô có chức năng tạo ra dòng điện cho ắc quy và các thiết bị tiêu thụ điện khác. Khi động cơ hoạt động toàn bộ hệ thống điện của ô tô sẽ do máy phát điện cung cấp.

Máy phát điện của xe ô tô

Máy phát điện trên xe hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Cụ thể, máy phát điện được dẫn động thông qua dây đai chữ V lai từ trục khuỷu động cơ làm quay nam châm điện. Từ đó tạo ra từ trường tác động lên dây quấn trong stator để phát sinh điện.

Hiện nay máy phát điện trên ô tô gồm 3 bộ phận chính là bộ phận phát điện, chỉnh lưu và hiệu chỉnh điện áp. Trên thân máy phát điện còn được gắn một tiết chế vi mạch nhỏ có tác dụng điều áp và thông báo một số hư hỏng thông qua việc điều khiển đèn báo nạp. 

Xem thêm:

Xe ô tô đẹp cho nữ hợp phong thủy

Lưới tản nhiệt ô tô và công dụng mà bạn cần biết

Hệ thống dây dẫn điện

 Dây dẫn điện được coi như “dây thần kinh” của một chiếc xe. Chúng có chức năng kết nối và truyền tải dòng điện từ các thiết bị khác nhau đến tất cả các hệ thống điện trên ô tô.

Dây điện được ký hiệu bởi các màu sắc phân biệt khác nhau với mỗi dòng xe, hãng xe. Điều này giúp phân biệt dây dẫn của từng hệ thống khác nhau và để thuận tiện cho quá trình tra cứu tài liệu sửa chữa.

Bên cạnh việc phân biệt bằng màu sắc còn có thể phân biệt dây điện qua cách “đi dây”. Chẳng hạn như đối với dây dẫn mạng CAN bus người ta sẽ bện xoắn dây điện vào nhau  để tránh nhầm lẫn với các dây điện khác. 

Hệ thống Rơ-le và cầu chì điện

Rơ-le và cầu chì có chức năng bảo vệ hệ thống điện ô tô. Rơ-le giúp bảo vệ và điều khiển hoạt động của mạch điện động lực nhờ khả năng đóng ngắt mạch điều khiển điện. Bên cạnh đó, cầu chì giúp bảo vệ khi đường dây hệ thống khi bị quá dòng. Rơ-le và cầu chì thường được bố trí chung thành một cụm trên xe và được gọi là hộp cầu chì.

Hệ thống Rơ-le và cầu chì điện

Mỗi chiếc xe ô tô thường sẽ có 2 hộp cầu chì chính. Hộp cầu chì thứ nhất hay còn gọi hộp cầu chì động cơ nằm ở ngoài khoang động cơ, dưới nắp ca pô, gần ắc quy chính của xe. Hộp cầu chì còn lại nằm dưới taplo xe có tên hộp cầu chì điện thân xe (hộp body). 

Chức năng của hệ thống cung cấp điện trên ô tô

Hệ thống điện trên ô tô có vai trò như “hệ thần kinh trung ương” điều khiển hoạt động của toàn bộ xe. Mặc dù chỉ chiếm 20% khối lượng nhưng hệ thống điện trên ô tô lại có khả năng điều khiển 80% những hệ thống còn lại. 

Hầu như tất cả các hoạt động của xe đều liên quan đến hệ thống điện, ví dụ như: khởi động xe, cung cấp điện, đánh lửa, hệ thống phanh, hệ thống lái…

 

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về hệ thống cung cấp điện trên ô tô. Cấu tạo, chức năng và cách hoạt động của từng bộ phận

Bạn đang xem: Hệ thống cung cấp điện trên ô tô và chức năng của chúng
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914 029 670
0914 029 670
Báo giá nhanh
popup

Số lượng:

Tổng tiền: